Beboidep

Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC

Hồ bơi nhiễm sắt là gì? Chi tiết
Nguyên nhân hồ bơi bị nhiễm sắt Chi tiết
Tác hại của hồ bơi nhiễm sắt Chi tiết
Dấu hiệu nhận biết hồ bơi nhiễm sắt? Chi tiết
Cách kiểm tra nồng độ sắt trong hồ bơi Chi tiết
Cách xử lý hồ bơi nhiễm sắt Chi tiết
Phòng tránh nước hồ bơi nhiễm sắt Chi tiết
Một số câu hỏi thường gặp Chi tiết
Sản phẩm của bài viết Chi tiết
Nước hồ bơi thường chứa một số kim loại như đồng, sắt, nhôm,… với nồng độ thấp và thường không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồ bơi. Tuy nhiên, khi nồng độ sắt trong nước vượt quá mức tiêu chuẩn, tình trạng này được gọi là hồ bơi bị nhiễm sắt. Hồ bơi nhiễm sắt không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây hoen gỉ các thiết bị trong hồ làm và giảm tuổi thọ của chúng, mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của người bơi. 
Sắt trong hồ bơi có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, như từ ngước nguồn, từ các vật dụng, thiết bị trong hồ hay từ nước mưa. Bạn sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng sắt xâm nhập vào hồ bơi của mình. Vì vậy, ít nhất hãy tìm hiểu cách phát hiện và xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt qua bài viết sau.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC

Hồ bơi nhiễm sắt là gì?

Hồ bơi nhiễm sắt, là hiện tượng nước hồ bơi chuyển sang màu vàng nâu do nồng độ sắt trong nước hồ vượt quá mức tiêu chuẩn.
Thông thường, các kim loại có sẵn trong nước thường dưới dạng các ion với nồng độ rất nhỏ và được hòa tan trong dung dịch, các ion Sắt hòa tan còn được gọi là các ion Sắt II hay ion Fe2+. 
Ion sắt II không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ vì chúng không màu và không gây đục nước. Tuy nhiên khi tiếp xúc với oxy trong không khí hoặc trong nước, chúng dễ dàng bị oxy hóa thành sắt không tan hay sắt III (Fe3+).
Sắt III là dạng sắt không hòa tan có màu vàng, nâu hoặc đỏ. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nước có màu và xuất hiện cặn bẩn trong hồ. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng hồ bơi nhiễm sắt.
Quá trình chuyển hóa giữa ion sắt (II) và sắt (III)
Trong môi trường nước, ion sắt II có thể bị oxy hóa thành sắt III bởi oxy hòa tan trong nước. Quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn trong môi trường kiềm (pH > 7) và có sự hiện diện của các chất xúc tác như mangan hoặc clo.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
Ảnh hưởng của ion sắt trong nước
Ion sắt II không gây ra quá nhiều vấn đề về màu sắc và độ đục của nước. Tuy nhiên, đây là nguồn cơn sinh ra Sắt III và gây ra các vấn đề như đã nêu trên.
Sắt III gây ra các vấn đề về màu sắc, độ đục và cặn bẩn trong nước. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nếu hàm lượng quá cao.

Nguyên nhân hồ bơi bị nhiễm sắt

Như đã đề cập, sắt có thể thâm nhập vào hồ bơi của bạn qua nhiều nguồn khác nhau. Một số nguồn chính bao gồm:
  • Nguồn nước cấp: Nguồn nước ngầm lấy từ giếng hoặc nước máy đều có chứa một hàm lượng kim loại nhất định. Nước lấy từ giếng hoặc các nguồn tự nhiên sẽ có nhiều kim loại hơn, đặc biệt là ở những khu vực có địa chất giàu sắt.
  • Các thiết bị kim loại trong hồ bị ăn mòn: Các thiết bị kim loại trong hồ như đường ống, van, bơm có thể bị ăn mòn theo thời gian, giải phóng sắt vào nước.
  • Từ các nguồn khác: nước mưa và các vật dụng bằng kim loại của người bơi mang vào hồ cũng có thể bị oxy hóa mạnh dưới tác dụng của clo có trong hồ bơi, lâu dài có thể làm tăng hàm lượng sắt có trong hồ.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC

Tác hại của hồ bơi nhiễm sắt

Hồ bơi nhiễm sắt sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các chất khử trùng và các chất hóa học khác trong nước. Tuy nhiên chúng gây ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ, các thiết bị trong hồ và có thể gây kích ứng da mắt nếu nước chứa hàm lượng Sắt cao.

Ảnh hưởng đến chất lượng nước và thẩm mỹ

  • Nước hồ bơi sẽ chuyển sang màu vàng, nâu hoặc đỏ vàng khi hồ bơi bị nhiễm sắt. Điều này làm mất đi vẻ trong xanh tự nhiên vốn có của hồ bơi.
  • Các ion Sắt lơ lửng trong nước khiến nước trở nên đục, làm hạn chế tầm nhìn và gây khó chịu cho người bơi.
  • Các cặn sắt màu vàng hoặc nâu bám ở đáy và thành hồ, gây mất thẩm mỹ và khó chịu khi tiếp xúc.
  • Nước có mùi tanh khó chịu, đặc biệt khi nồng độ sắt cao, ảnh hưởng đến trải nghiệm bơi lội.

Ảnh hưởng đến thiết bị

Sắt có tính ăn mòn, gây gỉ sét và hư hỏng các thiết bị kim loại trong hồ như thang, tay vịn, đèn chiếu sáng, đường ống, van, bơm. Các thiết bị bị ăn mòn sẽ nhanh chóng xuống cấp và giảm tuổi thọ, gây tốn kém chi phí thay thế, sửa chữa.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Mặc dù sắt không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, tuy nhiên, nếu hàm lượng sắt quá cao trong nước có thể gây ra các vấn đề như:
  • Kích ứng da: Hàm lượng sắt cao có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm.
  • Bít tắc lỗ chân lông: Sắt có thể tích tụ trên da, gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn trứng cá, viêm da.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nếu nuốt phải nước nhiễm sắt, có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng: Sắt tích tụ lâu ngày trong cơ thể có thể gây hại cho gan, tim, tụy, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh mãn tính.

Dấu hiệu nhận biết hồ bơi nhiễm sắt?

Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng nhiễm sắt của hồ bơi bằng mắt thường. Sắt trong nước khi phản ứng với oxy, sẽ tạo thành các oxit sắt có màu vàng, nâu hoặc đỏ vàng, lan rộng khắp hồ. Đây cũng là màu đặc trưng của Sắt. 
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
Cặn sắt cũng có thể bám vào các thiết bị trong hồ như lang can, tay vịn, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.
Sắt trong nước có thể tạo ra mùi tanh khó chịu đặc trưng, đặc biệt khi hàm lượng sắt cao. Mùi tanh trong nước hồ bơi bị nhiễm sắt là kết quả của một loạt các phản ứng hóa học, quá trình phân hủy chất hữu cơ, hoạt động của vi sinh vật và sự ăn mòn thiết bị.
Nếu hàm lượng sắt cao trong nước quá cao, bạn có thể cảm nhận được mùi tanh khi bơi và có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.

Cách kiểm tra nồng độ sắt trong hồ bơi

Nếu bạn đang nghi ngờ hồ bơi của mình bị nhiễm sắt, bạn cần thực hiện kiểm tra nước hồ bơi để biết chắc chắn điều này. Sử dụng bộ test nước hồ bơi là phương pháp phổ biến, tiện lợi và nhanh chóng dành cho bạn. Tuy nhiên, các bộ test thông thường không thể xác định được nồng độ sắt trong nước. Bạn cần sử dụng các bộ test chuyên dụng dành cho việc kiểm tra nồng độ sắt và các loại này tương đối đắt. Chúng cũng chỉ giúp bạn xác định được hàm lượng sắt tổng trong nước chứ không cho biết bao nhiêu sắt hòa tan và sắt không hòa tan trong nước.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
Một cách khác là lấy mẫu nước từ hồ bơi và mang đến các trung tâm kiểm tra. Cách này cho ra kết quả chính xác, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. 
Nếu bạn muốn kiểm tra nhanh liệu nước hồ của mình có bị nhiễm sắt hay không, bạn có thể ứng dụng những dấu hiệu đã được nêu phía trên. Đặc điểm của sắt rất nhạy và dễ phản ứng với oxy trong không khí, nên bạn có thể lấy một xô nước và để chúng tiếp xúc với không khí khoảng 10 – 15 phút. Nếu sau thời gian này nước bắt đầu ngã vàng và có xuất hiện mùi tanh, chứng tỏ nước hồ đã nhiễm sắt khá nặng và đây là lúc bạn cần thực hiện xử lý nước hồ của mình.

Cách xử lý hồ bơi nhiễm sắt

May mắn là để xử lý một hồ bơi nhiễm sắt, bạn có thể sử dụng các loại hóa chất bể bơi thông dụng như Chlorine, TCCA và PAC lắng cặn. 
Nguyên lý hoạt động
Đặc điểm của TCCA và Chlorine là các chất oxy hóa mạnh, có khả năng oxy hóa sắt II trong nước thành sắt III. Sắt III là dạng sắt không tan, chúng sẽ kết tủa và có thể được loại bỏ khỏi nước qua quá trình lọc của thiết bị lọc nước hoặc lắng cặn bằng hóa chất PAC lắng cặn.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
Quy trình thực hiện xử lý nước
Quy trình chung của việc xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt khá đơn giản với 5 bước chính: Kiểm tra - Sốc – Lắng cặn – Vệ sinh – Kiểm tra. 
Trước tiên, bạn sẽ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
  • Bộ test thử nước hồ bơi: Chuẩn bị Bộ test PH CLO hồ bơi để kiểm tra độ pH và Clo.
  • Bàn chải hồ bơi, vợt hồ bơi, bàn hút đáy hồ bơi, ống mềm, sào nhôm.
  • Hóa chất xử lý nước: Chlorine hoặc TCCA, có thể sử dụng thêm PAC lắng cặn nếu bạn muốn đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Dụng cụ bảo hộ: găng tay, khẩu trang để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất.

Bước 1: Kiểm tra nồng độ pH và Clo

Sử dụng bộ test nước hồ bơi đã chuẩn bị để kiểm tra nồng độ pH và Clo trong nước. Đảm bảo độ pH trong khoảng 7.2 - 7.6 và Clo dư ở mức 1 - 3 ppm.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
Nếu bạn chưa biết cách kiểm tra nước hồ bơi, tham khảo bài viết: Cách kiểm tra nước hồ bơi bằng bộ test nước hồ bơi 

Bước 2: Sốc Clo

Sử dụng TCCA hoặc Chlorine để khử trùng và oxy hóa sắt. 
Chlorine thường có giá thành rẻ và khả năng khử trùng nhanh chóng, tuy nhiên, chúng có thể làm tăng pH trong nước và dễ bị mất tác dụng khi có ánh sáng mặt trời.
TCCA sẽ có hiệu quả khử trùng cao hơn do chứa hàm lượng clo lớn hơn. Chúng cũng ít ảnh hưởng đến pH và tiện lợi trong sử dụng. Tuy nhiên, trong TCCA có chứa axit cyanuric, cần lưu ý khi sử dụng.
Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hóa chất và cách sốc hồ bơi qua bài viết: Sốc hồ bơi là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sốc Clo tiêu diệt tảo, diệt khuẩn, làm sạch nước
Sau khi bạn đã tiến hành sốc hồ bơi, bạn cần cho hồ bơi có một khoảng thời gian để các hóa chất phát huy tác dụng. Tiếp tục bật máy bơm trong khoảng 3 – 4 giờ trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Sử dụng PAC lắng cặn

Lúc này hầu hết sắt trong hồ bơi của bạn đã chuyển thành dạng không tan và có thể kết tủa. Hòa tan và rải đều PAC lắng cặn quanh mặt hồ để chúng kết tủa sắt và các tạp chất.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
Tùy vào độ đục của nước mà lượng PAC cần sử dụng cũng sẽ thay đổi. Tham khảo hướng dẫn trên bao bì của từng loại hóa chất để xác định liều lượng chuẩn xác nhất.
Sau khi đổ PAC lắng cặn vào hồ, tiếp tục cho hồ nghỉ trong khoảng 6 – 8 giờ để hóa chất có thời gian hoạt động. Sau thời gian này, bạn có thể chuyển sang bước vệ sinh hồ bơi.

Bước 4: Vệ sinh hồ bơi 

Sử dụng bàn chải hồ bơi để chà sạch các vết gỉ trên thành hồ và trên các thiết bị. Sử dụng vợt hồ bơi để vớt sạch các bông cặn lớn trong hồ.
Sử dụng bàn hút hồ bơi để dọn dẹp và hút sạch cặn lắng ở thành và đáy hồ. Đây là bước cuối cùng để loại bỏ hoàn toàn Sắt ra khỏi hồ bơi của bạn.

Bước 5: Kiểm tra lại độ pH và Clo

Sau khi đã thực hiện vệ sinh, bạn hãy kiểm tra lại nước hồ một lần nữa. Đảm bảo các chỉ số như độ pH, nồng độ Clo đã nằm ở mức lý tưởng. Nếu chưa, hãy thực hiện thêm các bước cân bằng hóa học khác để đưa nước về trạng thái ổn định. 
Nếu sau khi xử lý, nước hồ của bạn vẫn còn đục, hãy thử vệ sinh lại lần nữa. Tham khảo bài viết Tại sao nước hồ bơi bị đục? 8 nguyên nhân phổ biến & Cách xử lý nếu bạn vẫn không tìm thấy nguyên nhân.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC

Phòng tránh nước hồ bơi nhiễm sắt

Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn các chất gây ô nhiễm, bạn hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tình trạng hồ bơi nhiễm sắt trong tương lai, chủ yếu bao gồm khử trùng nước thường xuyên. 
Để phòng tránh nước hồ bơi bị nhiễm sắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

Sử dụng nguồn nước sạch

Nếu có thể, hãy sử dụng nước máy cho hồ bơi. Nước máy đã qua xử lý và thường có hàm lượng sắt thấp hơn so với nước giếng khoan.
Nếu bắt buộc phải sử dụng nước giếng khoan, hãy xử lý nước trước khi cho vào hồ. Có thể sử dụng các phương pháp như lọc, lắng cặn hoặc sử dụng hóa chất để loại bỏ sắt.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC

Lắp đặt hệ thống lọc

Lắp đặt bộ lọc chuyên dụng để loại bỏ sắt và các tạp chất khác khỏi nước hồ bơi. Có nhiều loại bộ lọc khác nhau trên thị trường, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu của mình.
Vệ sinh bộ lọc thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó.

Vệ sinh hồ bơi thường xuyên

Thường xuyên vệ sinh hồ bơi để loại bỏ cặn bẩn, bao gồm cả cặn sắt. Sử dụng bàn chải, vợt và dụng cụ hút cặn để làm sạch thành và đáy hồ.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
Độ pH tối ưu cho hồ bơi là từ 7.2 đến 7.6. pH càng cao càng tạo điều kiện để giải phóng sắt III. Nồng độ Clo trong nước cao cũng tạo điều kiện lý tưởng để giải phóng sắt III. Hãy kiểm tra độ pH và nồng độ Clo mỗi ngày, để đảm bảo nước luôn trong tình trạng tốt nhất.

Kiểm tra và bảo trì thiết bị

Kiểm tra và bảo trì đường ống, van, bơm và các thiết bị kim loại khác trong hồ bơi định kỳ để tránh bị ăn mòn, gỉ sét. Đảm bảo thiết bị lọc hoạt động tốt và được vệ sinh thường xuyên.
Đối với các loại thiết bị thường xuyên ngập trong nước như thang lên xuống bể bơi, nên sử dụng loại thang inox để tránh tình trạng oxy hóa.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC

Một số câu hỏi thường gặp

1. Nồng độ Sắt trong hồ bơi bao nhiêu là an toàn?
Nồng độ sắt cho phép trong nước hồ bơi theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6177:1996) là dưới 0.5mg/l. Vượt quá mức này được xem là nhiễm sắt và cần có biện pháp xử lý.
2. Nên kiểm tra nồng độ Sắt bao lâu một lần?
Thông thường, việc kiểm tra nồng độ sắt trong nước là không quá cần thiết. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện kiểm tra định kỳ bằng bộ kit test chuyên dụng mỗi tháng một lần để đảm bảo.
3. Tôi có thể tự xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt tại nhà không?
Việc tự xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt tại nhà là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi bạn cần có kiến thức cơ bản về hóa học và quy trình xử lý nước, cũng như tuân thủ các biện pháp an toàn khi sử dụng hóa chất.
Cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt đơn giản bằng TCCA, Chlorine và PAC
4. Những hóa chất nào được sử dụng để xử lý hồ bơi nhiễm sắt?
Bạn có thể sử dụng Clo (TCCA hoặc Chlorine) để Oxy hóa sắt, giúp loại bỏ sắt hòa tan, sau đó sử dụng PAC lắng cặn (Poly Aluminium Chloride) để kết tủa sắt và các tạp chất khác.
5. Cần lưu ý gì khi xử lý hồ bơi nhiễm sắt bằng hóa chất?
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng bất kỳ hóa chất nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Đeo đồ bảo hộ: Khi tiếp xúc với hóa chất, hãy đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với da và mắt.
  • Không pha trộn hóa chất: Không tự ý pha trộn các loại hóa chất khác nhau, vì có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn không chắc chắn về cách sử dụng hóa chất, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia về xử lý nước hồ bơi.
Vậy là bạn đã tìm hiểu qua cách xử lý nước hồ bơi nhiễm sắt bằng Clo và PAC lắng cặn. Cần lưu ý rằng các hồ bơi luôn tồn tại kim loại và với nồng độ thấp, chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến con người. Tuy nhiên nếu chúng có nồng độ cao, bạn cần nhanh chóng xử lý để tránh gây hư hỏng các thiết bị trong hồ bơi. Nếu bạn cần mua hóa chất xử lý sắt trong hồ bơi, tham khảo các loại hóa chất xử lý nước chuyên dụng tại Thế Giới Bể Bơi ngay.
Xem thêm
Danh mục sản phẩm
Chlorine Japan 70%. NICLON Chlorine Japan 70%. NICLON
Dây hút đáy hồ bơi Emaux 2 da Dây hút đáy hồ bơi Emaux 2 da
Bàn hút hồ bơi Emaux không bánh xe Bàn hút hồ bơi Emaux không bánh xe
Bàn hút 8 bánh Emaux chổi cọ Bàn hút 8 bánh Emaux chổi cọ
Ống mềm hút vệ sinh cho hồ bơi 15m dày Ống mềm hút vệ sinh cho hồ bơi 15m dày
Ống mềm hút vệ sinh cho hồ bơi 15m siêu dày Ống mềm hút vệ sinh cho hồ bơi 15m siêu dày
Viên Clorin 2g dạng sủi cao cấp Viên Clorin 2g dạng sủi cao cấp
Solvay Hydrogen Peroxide Interox ST 50 Solvay Hydrogen Peroxide Interox ST 50
Chlorin Cá Heo 70% Chlorin Cá Heo 70%
PAC Lắng Cặn. Poly aluminium chloride PAC Lắng Cặn. Poly aluminium chloride
Chlorine INDIA 70% Aquafit Chlorine INDIA 70% Aquafit
Chlorine Japan 70%. NIPON Chlorine Japan 70%. NIPON
Bài viết liên quan
Hoá chất xử lý nước: những lưu ý quan trọng để sử dụng an toàn và hiệu quả

Hóa chất xử lý nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt, sản xuất và...

Sử dụng bàn chải hồ bơi để làm sạch tối ưu, tiết kiệm công sức

Việc giữ cho hồ bơi luôn sạch sẽ, không có rong rêu, cặn bẩn là một phần quan trọng trong quá trình bảo...

Cách sử dụng hoá chất xử lý nước bể bơi an toàn, hiệu quả và đúng tiêu chuẩn

Nước bể bơi cần được xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh tình trạng ô...

Tại Sao Nên Dùng Vợt Hồ Bơi Chuyên Dụng Thay Vì Tự Chế?

Hồ bơi là nơi thư giãn lý tưởng, giúp con người tận hưởng những giây phút mát mẻ, thoải mái trong...

Cách Sử Dụng Bàn Hút Hồ Bơi Đúng Cách Để Vệ Sinh Nhanh Và Hiệu Quả

Hồ bơi là không gian lý tưởng để thư giãn và tận hưởng thời gian bên gia đình, bạn bè. Tuy...

Sào nhôm vệ sinh hồ bơi – Khi nào cần sử dụng?

Sào nhôm vệ sinh hồ bơi là dụng cụ thiết yếu giúp duy trì độ sạch của nước và ngăn chặn sự phát...

Chọn Thiết Bị Lọc Nước Hồ Bơi Sao Cho Đúng?

Thiết bị lọc nước hồ bơi là một phần không thể thiếu của bất kỳ hồ bơi nào, giúp giữ cho nước trong sạch...

Sào nhôm hồ bơi – Dụng cụ cần thiết giúp vệ sinh hồ bơi dễ dàng hơn

Có thể bạn đã từng thấy một nhân viên vệ sinh hồ bơi thoăn thoắt điều khiển một chiếc sào dài với đầu...

0912.11.5689